NGUỒN GỐC : Nấm Linh Chi Đỏ (Red Ganoderma):
Là một loại nấm thảo dược mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nấm linh chi đỏ đã được sử dụng ở Nhật Bản và Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm do đó đây được coi là loại nấm đầu tiên được sử dụng như thuốc chữa bệnh. Từ xa xưa, nấm đã được dành riêng cho hoàng đế và các thành viên của hoàng gia. Nó có được coi là loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm nhất và tốt nhất cho sức khỏe.
Thành phần chủ yếu: của Nấm Linh Chi đỏ là các carbohydrate như: water-soluble polysaccharides, triterpeniods, protein và axit amin. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng polysaccharides hòa tan là thành phần quan trọng nhất được tìm thấy trong Nấm Linh Chi đỏ có tác dụng chống khối u, điều chỉnh miễn dịch và tác dụng hạ huyết áp.
Một hoạt chất quan trọng khác được tìm thấy trong Nấm Linh Chi là triterpenes, còn được gọi là axit ganoderic . Nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng axit ganoderic giúp làm giảm bớt dị ứng do histamin gây ra, cải thiện quá trình hấp thụ oxy và cải thiện chức năng gan. Triterpenes có vị cay đắng và nồng độ triterpene chứa trong một sản phẩm sản xuất từ linh chi đỏ có thể được xác định bởi vị cay và đắng.
CÔNG DỤNG
Khác với các loại thuốc tây khác, Nấm Linh Chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, Nấm Linh Chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy.
Nấm linh chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa.
Theo giáo sư Hiroshi Hikino, một bác học chuyên về dược thảo thì Nấm Linh Chi là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong Ðông y. Các thầy thuốc đã dùng Nấm Linh Chi trong việc điều trị các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng bệnh về gan, và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể.
Theo Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Mục thì Nấm Linh Chi có tác dụng bổ tâm khí, chữa các chứng nhói ngực. Hiện nay, Nấm Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, kích thích sự làm việc của gan, tẩy máu, và giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ. Trong một mức độ nào đó, Nấm Linh Chi có tác dụng giải độc trong cơ thể.
Người Trung Hoa hiện nay còn dùng Nấm Linh Chi để cho da mặt thêm mịn, có lẽ là do các chất hormone trong loại nấm này. Nhiều y gia Nhật Bản lại dùng Nấm Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, người ta còn dùng Nấm Linh Chi để phụ với các loại thuốc trị ung thư.
Bác sĩ Fukumi Morishige, một chuyên gia giải phẫu tim đang nghiên cứu công dụng của Nấm Linh Chi trong việc trị bệnh ung thư tại viện Linus Pauling Institute of Science & Medicine, Hoa Kỳ, cho biết là dùng Nấm Linh Chi chung với sinh tố C liều lượng lớn (megadose) có tác dụng mạnh hơn vì sinh tố C giúp cho việc hấp thụ dược tính của Nấm Linh Chi.
Nhiều trường hợp chữa lành hay thuyên giảm bệnh đã được bác sĩ Morishige trình bày trên các tập san y học. Những công dụng của Nấm Linh Chi vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, dùng đơn lẻ hay dùng chung với các loại dược thảo khác. Hầu như Nấm Linh Chi có thể dùng để chữa rất nhiều chứng bệnh khác nhau nên người ta đã đặt cho cái tên nấm trường sinh.
Ở Trung Hoa, Nấm Linh Chi được trồng chính yếu tại mười khu vực, bao gồm vùng ngoại ô Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Thiết Kim, và An Huy. Người Tàu thường trồng nấm trong bao vinyl để sản xuất qui mô, cho số lượng nhiều. Họ cũng còn theo phương pháp trồng trên gỗ của Nhật nhưng không thông dụng lắm. Trên thế giới, người Trung Hoa vẫn là sắc dân chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm về Nấm Linh Chi. Hiện nay trên thị trường có bán đủ loại từ nấm nguyên dạng đến bột, capsule, hay gói trà, hoặc ngâm trong rượu. Ngoài ra họ còn dùng Nấm Linh Chi trong các loại thức ăn.
Trong vòng năm mươi năm qua, con người đã tìm ra được những loại thuốc có sức đề kháng cao với vi trùng từ một số cây nấm hay mốc trong đó có những loại trụ sinh đầu tiên như penicilin, tetracycline, aureomycin. Kỹ nghệ trồng nấm cung cấp cho chúng ta một số thực phẩm dồi dào chất đạm và sinh tố. Việc trồng nấm để làm thuốc cũng ngày càng tinh vi. Chính nhờ đó người ta đã phục hồi lại được một vị thuốc mà chỉ hai mươi năm trước còn là huyền thoại vì chỉ nghe mà không mấy ai được thấy bao giờ.
Nấm linh chi một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Nấm Linh Chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch.
– Ngoài ra Nấm linh chi đỏlà loại dược liệu hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân ung thư, ung bướu, điều trị sau hóa trị, xạ trị vì nó hạn chế sự phát triển của các tế bào bất thường.
Nguồn sưu tầm
- Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới. (05.07.2019)
- Cách phân biệt nấm linh chi Trung quốc và Hàn quốc (22.01.2019)
- Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi? (19.11.2018)
- 3 yếu tố then chốt trong điều trị bệnh tăng huyết áp (19.11.2018)
- Các bài thuốc hay từ Nấm linh chi (19.11.2018)
- Làm sao để phân biệt và chọn nấm linh chi tốt ? (19.11.2018)
- Các giai đoạn cơ thể hấp thụ các tinh chất của nấm Linh Chi (19.11.2018)
- Tăng huyết áp ở người cao tuổi (19.11.2018)
- Cách xử trí cao huyết áp tại nhà (19.11.2018)
- Mối liên quan giữa rối loạn mỡ máu và cao huyết áp (19.11.2018)
- Kiểm soát tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường (19.11.2018)
- Mỡ máu cao nguyên nhân và cách điều trị (19.11.2018)
- Viên gan B, những điều cần quan tâm (19.11.2018)
- 3 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt không được bỏ qua (19.11.2018)
- Nhận biết sức khỏe qua màu sắc nước tiểu (19.11.2018)
- Giảm cân, bụng ngấn mỡ với thảo dược thiên nhiên (19.11.2018)
- Những điều cần biết về ung thư máu (19.11.2018)
- U máu trong gan có phải là ung thư? (19.11.2018)
- 1. Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới.
- 2. Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch.
- 3. Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi?
- 4. Nguồn gốc và tác dụng của Nấm linh chi đỏ
- 5. Cái nhìn tổng thể nấm linh chi tại thị trường tại Việt Nam
- 6. 5 thành phần tạo nên tác dụng đáng kinh ngạc của nấm Linh Chi
- 7. Cái nhìn tổng quan về các loại nấm Linh Chi