Tần Thủy Hoàng muốn kiếm những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1500 đồng nam, 1500 đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm thuốc trường sinh.
- Trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất một cách qui mô. Từ đó Nấm Linh Chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.
- Hiện nay thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4,300 tấn, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3000 tấn còn lại là các quốc gia Ðại Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka.
- Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Quốc. Kỹ nghệ trồng Nấm Linh Chi ngày càng phát triển, và tại Việt Nam nhiều nhà nông nghiệp học cũng đã nghiên cứu và thiết lập một trại trồng và bào chế Linh Chi ở Saigon từ năm 1987.
- Nấm Linh Chi là một loại nấm thuộc họ đa khổng (polyporaceae), thường mọc trên những cây mục. Thời xưa người ta chỉ có thể tìm thấy nấm trong rừng, trên những núi cao chứ không cách gì gây giống được. Người xưa quan niệm Nấm Linh Chi có tác dụng cải tử hoàn sinh, làm cho người chết có thể sống lại được. Nhưng thực ra nấm linh chi chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng sức đề kháng mà thôi
- Trong thiên nhiên, nấm này thường chỉ mọc nơi rừng rậm, ít ánh sáng và độ ẩm cao. Những cây thường có Nấm Linh Chi là cây mận, dẻ (pasania), và guercus serrata. Tuy nhiên trong hàng vạn cây già, chỉ có độ hai ba cây có , vì thế nấm này rất hiếm trong dạng thiên nhiên. Hơn thế nữa, nấm tìm được thường không mấy khi nguyên vẹn mà hay bị sâu bọ cắn nát.
Theo thần nông bản thảo có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt.
- Xích chi (nấm linh chi đỏ), vị đắng, chủ vị, ích tâm khí, tăng trí tuệ.
- Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc tinh tường.
- Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm cho trí nhớ dai.
- Hoàng chi (vàng) ích tì khí, an thần, trung hòa.
- Tử chi (tím đỏ) bảo thần, ích tinh, làm cứng gân cốt, chống lão hóa, da dẻ hồng hào.
- Thanh chi (xanh) vị toan bình, giúp cho mắt sáng, bổ can khí, giúp cho an thần, nhân thứ, dùng lâu sẽ thân thể nhẹ nhàng, thoải mái.
Cả sáu loại đều có công năng giúp người ta thân thể khinh linh, tiêu sái, trẻ mãi không già, trường thọ.
Trong đó Nấm Linh Chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên.
Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân viết là “dùng lâu, người nhẹ nhàng, không già, sống lâu như thần tiên”. Nói chung, Linh Chi bổ đủ ngũ tạng, nhưng mỗi loại bổ một khác. Tuy nhiên những biện biệt trong Thần Nông Bản Thảo xem ra chỉ thuần lý, dựa trên ngũ hành, ngũ sắc để luận hơn là được thử nghiệm thực tế. Màu xanh thuộc mộc, chủ can nên thanh chi bổ gan, màu trắng thuộc kim, chủ phế nên bạch chi bổ phổi, màu đen thuộc thủy, chủ thận nên bổ thận, màu vàng thuộc thổ, chủ tì vị nên bổ tì. Những tác dụng và hậu quả đều do đó hệ luận đó mà ra.
Gần đây khi tìm được cách gây giống các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được rằng những cây nấm màu sắc khác nhau không phải vì khác loại mà chỉ vì môi trường và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Thay đổi điều kiện người ta có thể có được đủ sáu loại từ cùng một giống.
- Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới. (05.07.2019)
- Cách phân biệt nấm linh chi Trung quốc và Hàn quốc (22.01.2019)
- Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi? (19.11.2018)
- 3 yếu tố then chốt trong điều trị bệnh tăng huyết áp (19.11.2018)
- Nguồn gốc và tác dụng của Nấm linh chi đỏ (19.11.2018)
- Các bài thuốc hay từ Nấm linh chi (19.11.2018)
- Làm sao để phân biệt và chọn nấm linh chi tốt ? (19.11.2018)
- Các giai đoạn cơ thể hấp thụ các tinh chất của nấm Linh Chi (19.11.2018)
- Tăng huyết áp ở người cao tuổi (19.11.2018)
- Cách xử trí cao huyết áp tại nhà (19.11.2018)
- Mối liên quan giữa rối loạn mỡ máu và cao huyết áp (19.11.2018)
- Kiểm soát tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường (19.11.2018)
- Mỡ máu cao nguyên nhân và cách điều trị (19.11.2018)
- Viên gan B, những điều cần quan tâm (19.11.2018)
- 3 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt không được bỏ qua (19.11.2018)
- Nhận biết sức khỏe qua màu sắc nước tiểu (19.11.2018)
- Giảm cân, bụng ngấn mỡ với thảo dược thiên nhiên (19.11.2018)
- Những điều cần biết về ung thư máu (19.11.2018)
- 1. Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới.
- 2. Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch.
- 3. Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi?
- 4. Nguồn gốc và tác dụng của Nấm linh chi đỏ
- 5. Cái nhìn tổng thể nấm linh chi tại thị trường tại Việt Nam
- 6. 5 thành phần tạo nên tác dụng đáng kinh ngạc của nấm Linh Chi
- 7. Cái nhìn tổng quan về các loại nấm Linh Chi