Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, hiện có gần 8 triệu người bị thừa cân béo phì, chiếm hơn 10% dân số. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính đưa đến nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và cả ung thư. Trong chiến lược chống béo phì, tác dụng của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) là rất đáng chú ý.
Béo phì là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh về xương khớp. Cùng “điểm mặt” những căn bệnh nguy hiểm từ bệnh béo phì mà con người có thể mắc phải để thấy ngữ độ nguy hiểm khôn lường của nó.
Khi nào được coi là thừa cân, béo phì
Dựa vào chỉ số BMI (Body Mass Index) – công thức chuẩn mực để đo mức độ gầy, béo của một người được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới bạn có thể kiểm tra mức độ cân nặng của mình.
Cách tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao)
BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy
Những người có chỉ số BMI thấp dễ bị các chứng bệnh về hạ huyết áp, loãng xương … Cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo xương như canxi, phosphor, magie, vitamin D… dẫn đến việc xương không chắc khỏe, rất giòn và dễ gãy. Da và tóc trở lên khô, xơ xác, nhiều nếp nhăn.
BMI từ 18,5 – 24 kg/m2: là bình thường (Với người Việt Nam BMI tốt nhất là 18,5-23)
Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể bạn sẽ ít nguy cơ bệnh tật, khỏe mạnh và năng động hơn.
BMI từ 25 – 30: kg/m2: là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2: gọi là béo phì
Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á. Chỉ số BMI càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên. Nếu bạn có BMI lớn hơn 30, nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu não rất cao. Cùng với đó là một loạt căn bệnh về huyết áp, tim mach, hô hấp, các bệnh về mỡ nội tạng vô cùng nguy hiểm. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đột quỵ, gây tử vong.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng thu nạp và năng lượng tiêu hao. Trong đó chủ yếu gồm các nguyên nhân sau:
- Thói quen ăn uống: người có thói quen dùng thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, thức ăn nhiều chất béo và ăn ít rau xanh.
- Thói quen vận động: do nghề nghiệp ít vận động, hạn chế hoạt động thể lực hoặc do tuổi tác nên việc tiêu hao năng lượng ít dẫn đến dư thừa calo và tích lũy mỡ.
- Di truyền: có nhiều bằng chứng kết luận di truyền góp phần trong bệnh béo phì. Gia đình có bố và mẹ béo phì thì con bị béo phì đến 80%, có bố hoặc mẹ béo phì thì con béo phì thấp hơn 40%, và bố mẹ không béo phì thì chỉ 7% số con bị béo phì.
Thừa cân và béo phì gây hậu quả gì?
Béo phì dĩ nhiên là nhiều… mỡ. Khi bị béo phì, nhiều người chỉ quan tâm đến những ảnh hưởng dễ thấy về ngoại hình và vóc dáng mà quên mất tác hại béo phì chính là những hệ lụy về sức khỏe và mọi mặt của đời sống.
Ảnh hưởng tâm lý và ngoại hình:
Thừa cân, béo phì làm thay đổi vóc dáng, khiến cơ thể trở sồ sề, chảy sệ. Nghiên cứu cho thấy 88% những người thừa cân, quá béo thấy rằng mình không hấp dẫn khi mất đi sự thon thả và những đường cong. Từ đó, những người béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, dẫn đến mặc cảm, tự ti, có thể bị trầm cảm, stress kéo dài… ảnh hưởng đến công việc, học tập, khó tìm thấy hạnh phúc riêng hay thành công trong cuộc sống.
Hậu quả về sức khỏe:
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, những người bị tăng cân và đang gặp tình trạng thừa cân sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm. Béo phì “đóng góp” 44% vào gánh nặng đái tháo đường, 23% thiếu máu cơ tim, 7- 41% các trường hợp ung thư.
Các bệnh huyết áp, tim mạch: béo phì khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao gây xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ở nước ta, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu với khoảng 30%, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.
Tăng khả năng đột quỵ: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì thường cao hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI (chỉ số khối cơ thể) lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.
Bệnh về đường hô hấp: Do mỡ quá nhiều bám vào cơ hoành và phế quản dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp thở, ngủ ngáy. Người càng thừa cân mức độ rối loạn càng nhiều, gây ngừng thở khi ngủ rất nguy hiểm.
Bệnh đường tiêu hóa: Thừa cân, béo phì còn khiến mỡ bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất độc hại dễ sinh ung thư đại tràng. Mỡ thừa gây sỏi mật, suy giảm chức năng gan, tăng khả năng gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ.
Bệnh lý xương khớp: Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và nhanh lão hóa. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, người có chỉ số BMI càng cao càng dễ mắc bệnh gút.
Tăng nguy cơ tiểu đường: Một trong những căn bệnh là hệ lụy của béo phì đó chính là bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường thường là người béo phì bởi lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người béo phì thấp hơn người bình thường.
Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, nam giới thường bị yếu sinh lý. Nữ giới dễ rối loạn nội tiết, buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, chất lượng trứng bị ảnh hưởng khó thụ thai. Lượng mỡ quá nhiều có nguy cơ lấp buồng trứng gây vô sinh. Đặc biệt béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, rất khó thụ tinh, dễ sảy thai.
Tăng nguy cơ ung thư: Đã có nhận định rằng: “Chỉ trong vòng 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư”.Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng. Nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng..
Suy giảm trí nhớ: Trẻ bị thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh kém hơn trẻ bình thường. Người lớn có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn.
Ảnh hưởng đến da: Những người béo da thường bị sạm đen ở vùng cổ, gáy, háng, khuỷu tay và nhìn thường già hơn so với tuổi thật bởi da bị lão hóa sớm.
Giảm tuổi thọ: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, béo phì làm giảm 6 – 8 năm tuổi thọ.
Vậy tác dụng của nấm Linh chi trong giảm cân chống béo phì là gì?
Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) là một loại dược liệu quý nổi tiếng ở cả phương Đông và phương Tây, tác dụng của nấm Linh chi thường được quan tâm gồm có tác dụng an thần chống suy nhược thần kinh, hỗ trợ ổn định huyết áp, bảo vệ gan, tác động chống ung thư và gần đây là tác dụng hỗ trợ điều trị béo phì.
Năm 2009, Seto SW và cộng sự đã chứng minh tác dụng làm hạ mức đường huyết của dịch chiết xuất nấm Linh chi trên chuột bị tiểu đường và béo phì dù ở liều rất thấp 0,03-0,3 g/kg.
Nghiên cứu trên chuột của Chih-Jung Chang và cộng sự năm 2015, cho thấy hoạt chất polysaccharid chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng chống béo phì bằng cách điều chỉnh hệ sinh vật đường ruột, không chỉ vậy, polysaccharid còn có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn đường ruột, rối loạn chuyển hóa liên quan đến thừa cân, béo phì.
Tóm lại, các bằng chứng khoa học đã cho thấy, nấm Linh chi có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết và ở đường ruột nó có vai trò như một prebiotic làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi giúp giảm cân. Bổ sung nấm Linh chi vào khẩu phần ăn có thể là một chiến lược mới trong hỗ trợ giảm cân, điều trị béo phì hiệu quả.
- Nấm Linh Chi Chữa Mất Ngủ Như Thế Nào (30.12.2019)
- Tổng hợp các thành phần chính tạo nên công dụng thần kỳ của Nấm Linh Chi (16.07.2019)
- Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch. (20.01.2019)
- Nấm linh chi và tác dụng với ung thư tiền liệt tuyến ? (20.11.2018)
- Tác dụng của Nấm linh chi đối với bệnh gout (20.11.2018)
- Công dụng của nấm Linh Chi trong ung thư máu (20.11.2018)
- Hỗ trợ điều trị ung thư phổi bằng nấm Linh Chi (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong điều trị bệnh gan. (20.11.2018)
- Tác động của nấm Linh Chi với hoạt động của thận (20.11.2018)
- Nấm linh chi đỏ có tác dụng như thế nào trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa (20.11.2018)
- Lợi ích của nấm Linh Chi trong ung thư vú (20.11.2018)
- Lợi ích của nấm Linh Chi trong ổn định huyết áp (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong suy nhược thần kinh, mất ngủ (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi đỏ đối với bệnh xơ vữa động mạch (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong hỗ trợ điều trị đột qụy (20.11.2018)
- Phòng chống ung thư bằng nấm Linh Chi đỏ (20.11.2018)
- Nấm linh chi giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (17.11.2018)
- 1. Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới.
- 2. Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch.
- 3. Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi?
- 4. Nguồn gốc và tác dụng của Nấm linh chi đỏ
- 5. Cái nhìn tổng thể nấm linh chi tại thị trường tại Việt Nam
- 6. 5 thành phần tạo nên tác dụng đáng kinh ngạc của nấm Linh Chi
- 7. Cái nhìn tổng quan về các loại nấm Linh Chi