Lợi ích của nấm Linh Chi trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp giúp ổn định huyết áp đang được các nhà khoa học rất quan tâm do mức độ phổ biến của căn bệnh này. Đặc biệt với tốc độ tăng nhanh và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Tăng huyết áp là kẻ thù thầm lặng. Huyết áp người bình thường là 120 mmHg (tâm thu) và 80 mmHg (tâm trương). Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu bằng hoặc cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc trên 90 mmHg.
Những con số biết nói :
Hơn 1 trong 5 người trưởng thành trên thế giới bị tăng huyết áp
9,4 triệu ca tử vong do các biến chứng của tăng huyết áp
Tỉ lệ tăng huyết áp ở Châu Mỹ là 18% năm 2014
Tỉ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 48% năm 2016
Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tai biến mạch máu não, suy thận và mù lòa.
Lợi ích của nấm Linh Chi trong ổn định huyết áp
Tập luyện thể thao, xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với chế độ ăn uống hợp lý là một phương pháp tốt để ngăn ngừa tăng huyết áp và được khuyến cáo như liệu pháp đầu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp sửa đổi lối sống không thể làm giảm huyết áp một cách đầy đủ, thì các liệu pháp hỗ trợ sẽ được xem xét. Mục đích chính trong điều trị tăng huyết áp là đưa được huyết áp trở về bình thường.
Ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) là một trong những nhóm thuốc hàng đầu được nhắc đến trong điều trị tăng huyết áp bao gồm captopril, enalapril, lisinopril, perindopril, ramipril, trandolapril và zofenopril. Có hiệu quả tốt trong kiểm soát huyết áp tuy nhiên nhiều tác dụng phụ của nhóm thuốc này đã được báo cáo.
Trong nỗ lực tìm kiếm các hoạt chất từ thiên nhiên điều trị tăng huyết áp với cơ chế tác động tương tự ACEI, các nhà khoa học đã tìm thấy các peptide tự nhiên với tác động ức chế men chuyển angiotensin tốt và an toàn. Một trong số đó là các peptide/protein chiết xuất từ sợi nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)
Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Đại học Malaya (Malaysia) đã chứng minh được hoạt tính ức chế men chuyển angiotensin của nấm Linh chi với giá trị IC50 là 0,05 mg/mL.
Năm 2013 Mohamad Ansor N và cộng sự sau khi chiết, làm tinh khiết và định danh các peptide/protein thu được từ dịch chiết xuất sợi nấm Linh chi, đã phát hiện ra bốn protein chống tăng huyết áp đầy hứa hẹn gồm beta synthase-like protein, DEAD/DEAH box helicase-like protein, paxillin-like protein và alpha/beta hydrolase-like protein.
Các kết quả tương tự cũng thu được từ các công trình nghiên cứu khác như của Nurhuna năm 2013, Kyushu năm 2014.
Kết quả của các bằng chứng khoa học được công bố cho thấy lợi ích của nấm Linh chi trong điều trị tăng huyết áp là rất hứa hẹn. Sử dụng nấm Linh chi trong thời gian dài không cho thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào và rất an toàn. Do đó sử dụng nấm Linh chi có thể được chấp nhận như một liệu pháp thay thế, bổ sung trong điều trị tăng huyết áp.
- Nấm Linh Chi Chữa Mất Ngủ Như Thế Nào (30.12.2019)
- Tổng hợp các thành phần chính tạo nên công dụng thần kỳ của Nấm Linh Chi (16.07.2019)
- Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch. (20.01.2019)
- Nấm linh chi và tác dụng với ung thư tiền liệt tuyến ? (20.11.2018)
- Tác dụng của Nấm linh chi đối với bệnh gout (20.11.2018)
- Công dụng của nấm Linh Chi trong ung thư máu (20.11.2018)
- Hỗ trợ điều trị ung thư phổi bằng nấm Linh Chi (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong điều trị bệnh gan. (20.11.2018)
- Tác động của nấm Linh Chi với hoạt động của thận (20.11.2018)
- Nấm linh chi đỏ có tác dụng như thế nào trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong thừa cân béo phì (20.11.2018)
- Lợi ích của nấm Linh Chi trong ung thư vú (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong suy nhược thần kinh, mất ngủ (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi đỏ đối với bệnh xơ vữa động mạch (20.11.2018)
- Tác dụng của nấm Linh Chi trong hỗ trợ điều trị đột qụy (20.11.2018)
- Phòng chống ung thư bằng nấm Linh Chi đỏ (20.11.2018)
- Nấm linh chi giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (17.11.2018)
- 1. Tổng Hợp các công trình nghiên cứu khoa học về Nấm Linh Chi trên thế giới.
- 2. Tác dụng của Nấm Linh chi với hệ tim mạch.
- 3. Những ai nên sử dụng Nấm Linh Chi?
- 4. Nguồn gốc và tác dụng của Nấm linh chi đỏ
- 5. Cái nhìn tổng thể nấm linh chi tại thị trường tại Việt Nam
- 6. 5 thành phần tạo nên tác dụng đáng kinh ngạc của nấm Linh Chi
- 7. Cái nhìn tổng quan về các loại nấm Linh Chi